Sở hữu một chiếc xe lúc nào cũng bóng loáng như mới là niềm mong ước của nhiều chủ xế. Dán phim PPF ô tô là một phương pháp bảo vệ lớp sơn xe hiệu quả, giúp kéo dài tuổi thọ của xe. Để đưa ra lựa chọn tốt nhất, hãy tham khảo các ưu và nhược điểm của việc dán PPF cho xe hơi dưới đây.
Dán phim PPF ô tô là gì?
Dán phim PPF ô tô là quá trình áp dụng một lớp màng bảo vệ lên bề mặt sơn của xe. Phim PPF (Paint Protection Film) là một loại màng mỏng, thường được làm từ vật liệu polyurethane hoặc urethane, có chức năng bảo vệ lớp sơn của xe khỏi các tác động bên ngoài như trầy xước, bụi bẩn, và tia UV. Khi được dán lên bề mặt xe, phim PPF giúp giữ cho lớp sơn luôn mới mẻ, sáng bóng và bảo vệ xe khỏi các yếu tố môi trường có thể gây hại.
Dán phim PPF ô tô
Phim PPF không chỉ bảo vệ bề mặt sơn mà còn có khả năng tự phục hồi các vết xước nhỏ nhờ vào tính chất đàn hồi của nó, đồng thời không làm thay đổi màu sắc của xe và không ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của xe.
Mặc dù chi phí của phim PPF có thể cao hơn so với một số phương pháp bảo vệ khác, việc dán phim PPF cho ô tô vẫn là một lựa chọn quan trọng, đặc biệt trong điều kiện giao thông hiện tại tại Việt Nam. Ở các khu vực đô thị với mật độ xe cao, đặc biệt vào giờ cao điểm, nguy cơ va quẹt xe là không thể tránh khỏi. Phim PPF cao cấp, với khả năng tự phục hồi vết xước, trở thành một giải pháp bảo vệ hiệu quả cho xe.
Có nên dán phim PPF xe hơi?
Thêm vào đó, phim PPF giúp bảo vệ lớp sơn của xe khỏi tác động của tia UV, nước, và dễ dàng làm sạch, đồng thời ngăn ngừa sự ăn mòn. Với những lợi ích nổi bật này, việc dán phim PPF cho ô tô không chỉ là một khoản đầu tư đáng giá mà còn giúp bảo vệ giá trị của xe qua thời gian, giữ cho bề mặt sơn luôn như mới và không bị phai màu do ảnh hưởng của thời tiết.
Phim PPF bảo vệ ô tô có cấu tạo bởi 5 lớp chính:
- Màng bảo vệ (Protect film): Ngăn các hư hỏng do vật sắc nhọn gây ra trên màng bảo vệ sơn xe và duy trì hiệu suất chất lượng cao cho màng bảo vệ.
- Lớp phủ cứng (Hard Coating): Có khả năng kháng hóa chất và chống ăn mòn cao, đồng thời có thể chống các tác nhân gây hại lâu dài cho bề mặt sơn như: nhựa đường, dầu mỡ, kiềm yếu, mưa axit, bảo vệ lớp sơn xe ở mức tối đa.
- Màng TPU (TPU Film): Chất liệu màng TPU chống ố vàng hàng đầu. Một mặt có thể cải thiện độ bóng của bề mặt sơn xe ít nhất 30%, mặt khác có thể tăng cường khả năng chống ố vàng cho màng bảo vệ sơn xe ô tô.
- Chất kết dính nhạy cảm áp suất Acrylic (PSA): Keo Ashland hiệu suất cao và độ nhớt thấp được nhập khẩu từ Hoa Kỳ đảm bảo rằng việc dán màng bảo vệ sơn xe nhiều lần sẽ không để lại vết keo rõ ràng, không để lại keo dư và không làm hỏng vết sơn nguyên bản của xe.
- Lót phim PET (PET Liner): Nó có tính linh hoạt tốt và độ phẳng cao, giúp PPF phẳng hơn, bóng hơn.
Cấu tạo PPF ô tô
Xem thêm: Các sản phẩm đa dạng từ PPF, Wrap, TPU
Phim PPF – PVC
PVC được sản xuất từ polymer và được xem là loại phim PPF đầu tiên trên thị trường. Loại phim này có đặc tính cứng nên khả năng bảo vệ xe trước những va quệt mạnh hiệu quả. Tuy nhiên, do đặc tính cứng nên phim PVC cũng cần một lớp keo chắc chắn mới có thể bám dính hiệu quả trên bề mặt xe.
Phim PPF – PVC
Lớp keo PVC thường dễ bị oxy hóa, có hiện tượng ngả vàng sau một thời gian sử dụng từ 1 đến 2 năm. Chi phí dán cho loại phim PPF – PVC nằm ở mức 8 – 15 triệu đồng.
Phim PPF – TPH
Phim TPH được làm bởi vật liệu polyurethanes. Ưu điểm của loại phim này là độ cứng cao, chất lượng keo tương đối tốt và dễ dàng thi công hơn phim PVC. Phim PPF – TPH có độ bền sử dụng khoảng 3 – 4 năm, chi phí dao động ở mức 20 – 30 triệu đồng.
Phim PPF – TPH
Phim PPF – TPU
Phim TPU làm từ chất liệu Thermoplastic polyurethane. Nó được coi là "bước tiến mới" của dòng dán phim PPF ô tô khi hội tụ đầy đủ các ưu điểm từ 2 dòng phim TPH và PVC. Loại phim này có độ bền, bám dính, khả năng chống oxy hóa cao nhất hiện nay. Với khả năng đàn hồi vượt trội, TPU có thể tự "lành" vết trầy xước.
Phim PPF – TPU
Dán PPF cụm chi tiết trước và sau ô tô: Đây là vị trí có sự va chạm và ăn mòn cao nhất trong quá trình sử dụng. Khi đã có sự va quệt thì sẽ khiến tuổi thọ của xe bị giảm đi và tính thẩm mĩ cũng không được cao. Một số vị trí chủ xe nên dán ppf ở cụm chi tiết phía trước và sau như: đèn pha, nắp capo, cản trước, cản sau, các vị trí chắn bùn trước sau, cụm đèn sau, 02 lườn dưới dọc thân xe,...
Dán PPF các chi tiết nhỏ của xe hơi: Mặc dù gọi là chi tiết nhỏ, ít ai để tâm đến, nhưng lại có xu hướng bị trầy xước nhiều làm mất đi sự bóng bẩy, hoàn hảo của xe. Chủ xế nên dán film PPF các chi tiết nhỏ như: chén cửa, cụm đèn pha, cụm đèn sau, đố cửa, màn hình điều khiển, bệ trước ở cửa, bệ cốp phía sau, ốp trang trí bóng trong nội thất…
Dán phim PPF xe hơi cho toàn bộ bề mặt: Muốn xe ô tô luôn bền bỉ, đẹp như mới, lớp sơn không bị trầy xước hay bạc màu thì chủ xế nên lựa chọn dán phim ppf cho toàn bộ xế cưng. Đây là giải pháp hoàn hảo giúp xe được bảo vệ toàn diện từ trong ra ngoài.
Các vị trí nên dán phim PPF ô tô
Như đã chia sẻ ở trên, khi dán phim PPF ô tô sẽ giúp bảo vệ xe khỏi trầy xước hay va quệt. Ngoài ra, lớp phim PPF cũng giúp ngăn cản tia UV, dễ làm sạch bề mặt dán khỏi bụi bẩn, dễ vệ sinh, có tính bảo vệ cao lên đến 5 – 8 năm. Dán PPF ô tô giúp nâng cao tính thẩm mỹ, giá trị của xe.
- Bảo vệ lớp sơn: Phim PPF giúp bảo vệ lớp sơn của xe khỏi các tác động từ môi trường như trầy xước, đá văng, bụi bẩn và tác động của tia UV. Điều này giúp giữ cho xe luôn mới và sáng bóng.
- Tự phục hồi vết xước: Nhiều loại phim PPF cao cấp có khả năng tự phục hồi các vết xước nhỏ và vết xoáy nhẹ dưới tác động của nhiệt độ, giúp duy trì vẻ đẹp của xe trong thời gian dài.
- Bảo vệ nội thất: Phim PPF không chỉ bảo vệ lớp sơn bên ngoài mà còn có thể được sử dụng để bảo vệ các phần nội thất như bảng điều khiển và ốp nhựa, giữ cho các bề mặt này luôn sạch sẽ và bền bỉ.
- Dễ dàng vệ sinh: Phim PPF giúp bề mặt xe dễ dàng làm sạch hơn, ngăn ngừa bám bẩn và giảm thiểu việc phải rửa xe thường xuyên.
- Giữ giá trị xe: Việc dán phim PPF giúp bảo vệ lớp sơn và duy trì vẻ ngoài của xe, giúp xe giữ giá trị tốt hơn khi bạn quyết định bán hoặc trao đổi xe.
- Chi phí hợp lý: Mặc dù chi phí dán phim PPF có thể cao hơn so với một số phương pháp bảo vệ khác, nhưng nó là một khoản đầu tư hợp lý để bảo vệ xe và giữ cho xe luôn mới.
Xem thêm: các sản phẩm AX PP Film tại đây
Dán PPF cho xe hơi là một giải pháp bảo vệ xe hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho chủ xe. Tuy nhiên, dán PPF cũng có một số nhược điểm mà chủ xe cần cân nhắc trước khi quyết định dán PPF cho xe.
- Giá thành: Chi phí dán PPF tương đối cao, dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy theo diện tích và loại phim PPF. Đây là một khoản chi phí đáng kể đối với nhiều chủ xe.
- Kỹ thuật dán phức tạp: Dán PPF cần được thực hiện bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng và độ bền của phim PPF. Nếu dán không đúng kỹ thuật, phim PPF có thể bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ cho xe.
- Tuổi thọ: Thông thường, phim PPF có tuổi thọ từ 5 đến 10 năm. Tuy nhiên, trong điều kiện sử dụng khắc nghiệt, tuổi thọ của phim PPF có thể bị rút ngắn.
- Vấn đề thẩm mỹ: Dán PPF chính hãng sẽ giúp cho bề mặt các chi tiết luôn sáng bóng, nhưng nếu kỹ thuật dán kém sẽ xuất hiện tình trạng bị bong tróc, phồng rộp mép dán,... làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của xe.
Quy trình dán PPF cho xe hơi dán phim PPF chuyên nghiệp sẽ gồm 7 bước và được tiến hành bởi đội ngũ chuyên gia hoặc kỹ thuật có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm để bảo đảm kết quả dán phim hoàn hảo nhất đến khách hàng:
- Tiếp nhận và kiểm tra xe: Đầu tiên, nhân viên tại AX Film Việt Nam sẽ tiếp nhận xe và tiến hành kiểm tra tổng thể tình trạng của lớp sơn cũng như bề mặt ngoại thất.
- Vệ sinh bề mặt sơn xe: Sau khi kiểm tra, xe sẽ được vệ sinh kỹ lưỡng để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác bám trên bề mặt sơn.
- Hiệu chỉnh bề mặt sơn: Kế tiếp, bề mặt sơn sẽ được hiệu chỉnh nhằm loại bỏ các vết xước nhỏ, vết xoáy, và những khuyết điểm khác.
- Đưa xe vào phòng tiêu chuẩn để dán PPF: Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, xe được đưa vào phòng dán tiêu chuẩn của AX Film, nơi có hệ thống lọc không khí và môi trường kiểm soát bụi bẩn để đảm bảo quá trình dán phim diễn ra hoàn hảo.
- Lấy form từng vị trí xe và tiến hành cắt phim: Mỗi vị trí trên xe sẽ được đo và lấy form cẩn thận. Dựa trên kích thước và hình dáng từng phần, phim PPF sẽ được cắt theo form để đảm bảo sự vừa vặn và chính xác khi dán lên xe.
- Thực hiện dán PPF lên xe: Phim PPF sẽ được dán lên bề mặt xe bằng kỹ thuật chuyên nghiệp, đảm bảo không có bọt khí hoặc nếp gấp, giúp lớp phim bám chặt và bảo vệ tối đa lớp sơn xe.
- Kiểm tra và bàn giao xe: Sau khi dán hoàn tất, xe sẽ được kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để đảm bảo lớp PPF đã được dán hoàn hảo. Cuối cùng, xe sẽ được bàn giao lại cho khách hàng cùng với các hướng dẫn chăm sóc và bảo quản sau khi dán phim.
Quy trình dán PPF tiêu chuẩn tại AX Film Việt Nam
Nhiều tài xế cũng thường băn khoăn về vấn đề nên dán phim PPF ô tô hay phủ ceramic cho xế yêu của mình. Trong khi cả hai chất liệu đều có tác dụng bảo vệ xe như nhau nhưng PPF thì có giá thành cao hơn nhiều. Vậy thì lựa chọn nào tốt hơn?
Khi dán phim PPF ô tô, các bộ phận của sẽ được phủ thêm một lớp màng trong suốt. Điều này giúp ô tô được bảo vệ khỏi bụi, nước, khả năng chống trầy xước mạnh. Còn phủ ceramic chính là sử dụng một lớp dung dịch mỏng, phủ trên bề mặt của các chi tiết trên ô tô. Điều này cũng góp phần giúp xế cưng trở nên sáng mịn, không còn bám bụi bẩn. Xét về tuổi thọ, phủ ceramic kém hơn PPF.
Nên dán phim PPF ô tô hay phủ ceramic
Nếu so sánh thì có thể thấy được phim PPF chuyên sâu hơn về khả năng bảo vệ tránh trầy xước còn ceramic sẽ thiên về đặc tính đánh bóng sơn xe. Vậy nên tùy theo sở thích và ngân sách của mỗi cá nhân sẽ có sự chọn lựa phù hợp cho riêng mình.
Trên thực tế, ta cũng có thể kết hợp cả 2 phương pháp trên bằng cách dán ppf trước cho xe, sau đó phủ Ceramic lên lớp PPF nhưng phải sử dụng loại Ceramic tích hợp mới có thể thực hiện được.
Lựa chọn loại PPF chất lượng cao: Đảm bảo rằng phim bảo vệ có độ dày và độ bền cao để chịu đựng được các tác động lâu dài.
Thực hiện tại các cơ sở uy tín: Điều này đảm bảo quy trình dán chuẩn xác và phim sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất.
Bảo dưỡng định kỳ: Vệ sinh và kiểm tra PPF định kỳ giúp đảm bảo hiệu suất bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của phim.